Arduino là gì?
Arduino một nền tảng mã nguồn mở phần cứng và phần mềm. Phần cứng Arduino (các board mạch vi xử lý) được sinh ra tại thị trấn Ivrea ở Ý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit. Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.
Cấu tạo của arduino
Nguồn (USB / Đầu cắm nguồn cái)
Mỗi bo mạch Arduino có một cách nối nguồn. Arduino UNO được cấp nguồn từ cáp USB hoặc đầu cắm nguồn cái. Trong hình trên, cổng USB được đánh số (1) và đầu cắm nguồn cái được đánh số (2).
Cổng USB cũng hỗ trợ tải mã lên bo mạch Arduino.
LƯU Ý: KHÔNG sử dụng nguồn điện lớn hơn 20 Vôn sẽ làm hư Arduino. Điện áp thích hợp cho hầu hết các mô hình Arduino là từ 6 đến 12 Vôn.
Chân (5V, 3.3V, GND, Analog, Kỹ thuật số, PWM, AREF)
Các chân trên Arduino là chỗ nối dây để xây dựng mạch (để liên kết bo mạch với dây thường có các đầu cắm bằng nhựa đen để bạn có thể cắm ngay dây vào bo mạch). Arduino có nhiều loại chân khác nhau, mỗi loại được ghi chú trên bo mạch và được sử dụng cho các chức năng khác nhau.
GND (3): Viết tắt của ‘Ground’. Có một số chân GND trên Arduino, có thể sử dụng bất kỳ chân nào để nối đất cho mạch.
5V (4) & 3.3V (5): Chân 5V cấp nguồn 5 vôn, và chân 3.3V cấp nguồn 3,3 vôn. Hầu hết các linh kiện đơn giản sử dụng với Arduino chạy ổn định ở 5 hoặc 3,3 vôn.
Analog (6): Khu vực các chân có ký hiệu 'Analog In' (A0 đến A5 trên UNO) là các chân nhận tín hiệu đầu vào. Các chân này có thể đọc tín hiệu từ một cảm biến tương tự (như cảm biến nhiệt độ) và chuyển đổi nó thành một giá trị số mà chúng ta có thể đọc.
Digital (7): Qua khu vực các chân analog là tới các chân digital (0 đến 13 trên UNO). Các chân này sử dụng cho cả đầu vào digital (ví dụ như cho biết nút nào được nhấn) và đầu ra digital (như cấp năng lượng cho đèn LED).
PWM (8): Bạn có thể thấy dấu ngã (~) bên cạnh một số chân số (3, 5, 6, 9, 10 và 11 trên UNO). Các chân này hoạt động như các chân digital thông thường, ngoài ra có thể sử dụng cho điều chế độ rộng xung (PWM).
AREF (9): Là viết tắt của tham chiếu analog. Chân này thường ít được sử dụng. Thỉnh thoảng nó được dùng để thiết lập điện áp tham chiếu bên ngoài (giữa 0 và 5 Vôn) làm giới hạn trên cho các chân analog đầu vào.
Nút reset
Cũng giống như Nintendo gốc, Arduino có nút reset (10). Nếu nhấn nút này sẽ tạm thời kết nối chân reset với đất và khởi động lại bất kỳ mã nào được nạp trên Arduino. Nó rất hữu dụng nếu mã của bạn không lặp lại và bạn muốn kiểm tra nó nhiều lần.
Đèn LED báo nguồn
Ngay bên dưới và bên phải của từ “UNO” trên bảng mạch có một đèn LED nhỏ bên cạnh chữ ‘ON’ (11). Đèn LED này sẽ sáng lên khi cắm Arduino vào nguồn điện.
Đèn LED RX TX
TX là viết tắt của truyền, RX là viết tắt của nhận. Những ký hiệu này xuất hiện khá nhiều trong các thiết bị điện tử để chỉ ra các chân chịu trách nhiệm về giao tiếp nối tiếp. Trong trường hợp bo mạch ở trên, có hai vị trí trên UNO Arduino nơi TX và RX xuất hiện - vị trí thứ nhất là chỗ các chân số 0 và 1, và vị trí thứ hai bên cạnh đèn LED báo TX và RX (12). Những đèn LED này sẽ cung cấp chỉ dẫn trực quan bất cứ khi nào Arduino nhận hoặc truyền dữ liệu.
Mạch tích hợp - IC
IC hay mạch tích hợp (13) có màu đen với các chân kim loại. Bạn có thể xem nó như là bộ não của Arduino. IC trên Arduino ở các bo mạch khác nhau có sự khác nhau, nhưng thường là dòng IC ATmega từ công ty ATMEL. Điều này rất quan trọng, vì bạn cần phải biết loại IC (cùng với loại bo mạch) trước khi tải lên một chương trình. Thông tin này thường được viết ở phía trên cùng của IC. Nếu bạn muốn biết thêm về sự khác biệt giữa các IC khác nhau thì có thể đọc datasheet của nó.
Điều chỉnh điện áp
Bộ điều chỉnh điện áp (14) là thứ bạn không có tương tác với Arduino. Nhưng nó điều chỉnh lượng điện áp được đưa vào bo mạch Arduino. Giống như người gác cổng, nó sẽ xử lý điện áp phụ có thể gây hại cho mạch. Tất nhiên, nó có giới hạn của nó, do đó, không cấp điện cho Arduino lớn hơn 20 vôn.
Arduino tiện ích như thế nào?
Arduino hiện nay đã được biết đến một cách rộng rãi tại Việt Nam, và trên thế giới thì nó đã quá phổ biến! Sức mạnh của chúng ngày càng được chứng tỏ theo thời gian với vô vàn các ứng dụng mở (open source) độc đáo được chia sẻ rộng rãi.
Arduino là một nền tảng mà mọi thiết bị phần cứng đều được làm sẵn và chuẩn hóa, người dùng chỉ việc chọn những thứ mình cần, ráp lại là có thể chạy được. Ví dụ, bạn muốn làm xe điều khiển từ xa. Arduino cung cấp cho bạn module điều khiển động cơ có sẵn, mạch điều khiển có sẵn, mạch thu phát sóng không dây có sẵn,… Bạn sẽ không cần phải động não thiết kế mạch điện cho chiếc xe bởi đơn giản là mọi thứ đều có sẵn.
Arduino sử dụng ngôn ngữ C và C++, đây là 2 loại ngôn ngữ phổ biến, cơ bản và cũng dễ học, hơn nữa là arduino có thư viện khổng lồ nên không phải lập trình từ A-Z mà chỉ cần coppy và chỉnh sửa. Bạn cũng đừng lo lắng quá vì phổ biến nên arduino có cộng đồng rất đông đảo và hỗ trợ rất nhiệt tình.
Support: Mr.Dũng
Khả năng kết nối của arduino
Arduino tương thích với rất nhiều các thiết bị điện tử khác:
- Arduino có thể hoạt động hoàn toàn độc lập hoặc các Arduino có thể kết nối với nhau
- Arduino có thể kết nối với các chip điều khiển, thiết bị điện tử,…
- Arduino có thể kết nối với một máy tính.
- Hệ thống cảm biến đa dạng về chủng loại (đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, gia tốc, vận tốc, cường độ ánh sáng, màu sắc vật thể, lưu lượng nước, phát hiện chuyển động, phát hiện kim loại, khí độc,…),…
- Các thiết bị hiển thị (màn hình LCD, đèn LED,…).
- Các module chức năng (shield) hỗ trợ kêt nối có dây với các thiết bị khác hoặc các kết nối không dây thông dụng (3G, GPRS, Wifi, Bluetooth, 315/433Mhz, 2.4Ghz,…), …
- Định vị GPS, nhắn tin SMS,…
Arduino là một công cụ ứng dụng vào học tập và nghiên cứu rất hiệu quả, nó giúp người nghiên cứu dễ dàng thực hiện bất cứ dự án nào.
Ứng dụng của arduino
- Làm Robot. Arduino có khả năng đọc các thiết bị cảm biến, điều khiển động cơ,… nên nó thường được dùng để làm bộ xử lý trung tâm của rất nhiều loại robot.
- Game tương tác: Arduino có thể được sử dụng để tương tác với Joystick, màn hình,… khi chơi các game như Tetrix, phá gach, Mario…
- Máy bay không người lái.
- Điều khiển đèn tín hiệu giao thông, làm hiệu ứng đèn Led nhấp nháy trên các biển quảng cáo…
- Điều khiển các thiết bị cảm biến ánh sáng, âm thanh.
- Làm máy in 3D
- Làm đàn bằng ánh sáng
- Làm lò nướng bánh biết tweet để báo cho bạn khi bánh chín...
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều ứng dụng của arduino, việc ứng dụng vào những gì còn có thể do chính người sử dụng sáng tạo ra.
Các loại arduino phổ biến
Arduino chính hãng được sản xuất tại mỹ với nhiều loại Board Arduino khác nhau, tuy nhiên thực sự khó để tìm được một con Arduino chính hãng sản xuất từ mỹ mà đa số anh em Việt Nam sử dụng hàng made in China với ưu điểm là rẻ mà chức năng thì cũng không thua kém là bao.
Các board Arduino phổ biến:
- Arduino Diecimila
- Arduino Duemilanove
- Arduino UNO
- Arduino Leonardo
- Arduino Mega
- Arduino MEGA 2560 R3
- Arduino Nano
- Arduino Due
- LilyPad Arduino
Trong đó được ưa chuộng nhất vẫn là dòng Arduino UNO thế hệ thứ 3 (R3).
Ghé xem các sản phẩm Arduino tại: https://dientuphuongdung.com/kit-arduino
Mua arduino ở đâu?
Với ứng dụng rộng rãi nên nhu cầu sử dụng Arduino rất cao, bạn có thể hoàn toàn dễ dàng để sở hữu nó. Arduino được bán hầu hết trên các shop điện tử trên cả nước. Giá cả thì đâu đó giao động khoảng 120k.
Mua ngay arduino R3 tại shop điện tử Phương Dũng: https://dientuphuongdung.com/kit-arduino-uno-r3-ch340
Bất cứ sản phẩm nào không tìm thấy trên trang, bạn có thể liên hệ với kĩ thuật của chúng tôi để được hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm thay thế.
>>xem thêm: phần mềm máy cắt dây
Lousydosy Trả lời
18/10/2022Collectively, these results support the idea that ACAT 1 inhibition leads to enhanced apoptosis in ovarian cancer cell lines which may contribute to reduced cell proliferation lasix for horses